Nguyên nhân xuất hiện mụn cám ở má và cách phòng ngừa tại nhà


Mụn cám có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bạn, thậm chí là cơ thể. Hiện tượng này xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân và trong đó có những bệnh lý đặc biệt. Mụn cám ở má là một biểu hiện của vấn đề sức khỏe mà bạn không được bỏ qua.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết tình trạng này và cách phòng ngừa tại nhà cho bạn.

Nguyên nhân xuất hiện mụn cám ở má

Mụn cám ở má là tình trạng khá nhiều người gặp phải nhưng không quá bận tâm. Hiện tượng này là hệ quả của nhiều nguyên nhân trong và ngoài cơ thể mà bạn cần phải lưu ý. Đôi khi, vì việc xác định không đúng lý do có mụn mà bạn sẽ áp dụng biện pháp điều trị, phòng ngừa không chính xác. Bạn hãy tham khảo những nguyên nhân gây mụn dưới đây để hiểu rõ hơn về làn da của mình.

Ăn uống không điều độ

Công việc bận rộn, áp lực từ gia đình là lý do khiến nhiều người bỏ quên việc chăm sóc bản thân. Đặc biệt, đối tượng gặp phải tình trạng này nhiều nhất là giới trẻ. Đây cũng là độ tuổi xuất hiện mụn cám ở má nhiều nhất vì ăn uống không điều độ. Ngoài việc da bị tổn thương, sức khỏe của bạn cũng sẽ suy giảm đi nhiều lần. Điển hình nhất là mắc các bệnh về xương khớp, bị béo phì.

Ăn uống không điều độ và thiếu chất khiến da có mụn
Ăn uống không điều độ và thiếu chất khiến da có mụn

Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và làn da cũng vậy. Hơn nữa, việc này còn cần được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Bạn ăn không đúng bữa, chế độ ăn ít rau xanh, uống không đủ nước sẽ khiến da không khỏe mạnh. Các vi khuẩn gây hại có cơ hội xâm nhập và phá vỡ tế bào dưới các lớp. Mô liên kết bị ảnh hưởng là lý do xuất hiện nhân mụn. Chúng trồi lên khỏi da và gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và có thể nặng thêm từng ngày.

Căng thẳng kéo dài

Một hệ quả khác của áp lực công việc và cuộc sống đó là căng thẳng kéo dài. Nếu bạn không có biện pháp khắc phục, da của bạn sẽ xuất hiện nhiều mụn và trở nên thô ráp, sần sùi. Việc thức quá khuya, ngủ không đủ giấc và hay suy nghĩ là nguyên nhân khiến cơ thể tiết ra nhiều chất độc hại. Chúng không có cơ hội được đào thải ra ngoài và tích tụ gây hư da. Mụn cám ở má sẽ xuất hiện nhiều hơn và dễ bị viêm, sưng to và có mủ.

Chức năng gan suy giảm

Gan là bộ phận có tác dụng lọc và đào thải chất độc từ thức ăn bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đây cũng là cơ quan đóng vai trò quan trọng với việc duy trì làn da mịn màng, không có mụn. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến gan của bạn làm việc không hiệu quả sẽ xuất hiện vấn đề trên cơ thể. Các bệnh lý nguy hiểm đó có thể là gan nhiễm mỡ, suy gan, nhiễm độc gan,… Bạn cần thực hiện các biện pháp để khôi phục chức năng, giúp mụn ở má giảm đi.

Gan yếu khiến mụn cám xuất hiện ở má
Gan yếu khiến mụn cám xuất hiện ở má

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm chăm sóc da với những lời giới thiệu “có cánh”. Các loại kem này có thể xuất xứ từ thương hiệu nổi tiếng hoặc không. Nhiệm vụ của bạn là tìm được sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và hợp với da. Bởi những loại mỹ phẩm không chất lượng khi áp lên da sẽ khiến mụn xuất hiện nhanh chóng. Ngoài ra, dù bạn sử dụng kem có thương hiệu nhưng không phù hợp cũng sẽ khiến da bị tổn thương.

Trang điểm liên tục

Má là bộ phận dễ nổi mụn nhất trên khuôn mặt của bạn, vì thế bạn cần tránh sử dụng quá nhiều mỹ phẩm lên nơi này. Việc bạn trang điểm dày đặc với nhiều lớp phấn và kem sẽ khiến da bị “vượt quá sức chịu đựng”. Mụn cám ở má xuất hiện nhiều hơn và gây nên sự đau nhức, nặng nề. Bạn nên ưu tiên giữ cho da sạch và mịn màng tự nhiên hơn là nhờ cậy đến sản phẩm make up.

Trang điểm liên tục là tác nhân khiến mụn đau nhức
Trang điểm liên tục là tác nhân khiến mụn đau nhức

Nhiễm khuẩn P.acnes

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ chính bạn, môi trường cũng tồn tại rất nhiều tác nhân khiến mụn cám ở má xuất hiện. Một trong số đó là vi khuẩn P.acnes khiến da bị tổn thương và đứt gãy mô liên kết. Loại khuẩn này xuất hiện rất nhiều ở xung quanh chúng ta và bạn cần có biện pháp đề phòng. Mặc dù không gây biến chứng khác nhưng chúng khiến da bạn không còn mềm mịn.

Thay đổi Hormone nữ

Việc mang thai, quan hệ tình dục,… đều có thể khiến Hormone trong cơ thể bạn thay đổi. Việc tăng giảm không kiểm soát của nó khiến các cơ quan gặp vấn đề trong hoạt động. Hệ miễn dịch làn da của bạn cũng bị ảnh hưởng và trở nên kém hơn. Dưới tác động nhỏ của môi trường, má bạn sẽ có mụn và ngày càng nhiều. Với trường hợp mang thai, sau khi sinh, cơ thể trở lại bình thường, da bạn cũng sẽ hết mụn. Nhưng một số người khác có thể bị mụn không khỏi và cần chữa trị.

Biện pháp phòng ngừa mụn cám ở má hiệu quả nhất

Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn việc xuất hiện mụn cám ở má nếu có biện pháp đúng đắn. Những cách phòng ngừa này rất dễ làm và không khiến bạn mất nhiều công sức. Chúng đa số là những thói quen tốt bạn nên rèn luyện trong quá trình sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Nếu thực hiện thường xuyên, bạn sẽ có được làn da đáng mơ ước. Dưới đây là các cách phòng chống mụn cám hình thành trên mặt hiệu quả nhất hiện nay.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Theo nghiên cứu, một người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ để bảo vệ sức khỏe cơ thể và làn da. Việc này tuy dễ mà khó vì ít ai có thể thực hiện đúng đắn và điều độ nó. Mỗi ngày, thời gian ngủ trung bình của người đi làm chỉ dao động từ 4 – 6 tiếng. Giấc ngủ cũng không sâu và thường xuyên bị tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh và má giảm mụn
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh và má giảm mụn

Bạn nên rèn luyện cho mình việc ngủ đúng giờ và đủ giấc ngay từ hôm nay để ngăn mụn cám ở má hình thành. Bạn không nên thức đến sau 11h đêm và ngủ dậy muộn. Đồng hồ sinh học trong cơ thể cần được duy trì đúng thời gian có lợi cho sức khỏe, làn da. Khi lên giường nằm, bạn cũng không nên sử dụng điện thoại để tránh ngủ quá khuya. Ngủ đủ sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái khi thức dậy cùng năng lượng tràn đầy, giảm bớt căng thẳng.

Ăn uống khoa học và đúng cách

Chế độ ăn hàng ngày của bạn cần đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể và làn da khỏe mạnh. Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn có thể cắt giảm bớt khẩu phần mỗi bữa nhưng vẫn cần đủ protein, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các món hấp, luộc và súp chế biến từ rau củ, trái cây. Lượng nước mỗi ngày cơ thể cần là 1,5 – 2l, bạn có thể chia thành 8 ly để uống mỗi lần.

Nhiều người thường nghĩ rằng, ăn nhiều thịt cá sẽ khiến da nổi mụn, điều này không đúng. Bạn chỉ gặp tình trạng mụn cám ở má khi ăn đồ chiên, xào liên tục.

Nếu bạn ăn thực phẩm hấp và luộc quá nhiều và thấy ngán, hãy chọn cách nướng. Khoai lang nước, bắp nướng, cà tím nướng,… đều giúp giảm cân và duy trì làn da mịn màng.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Bạn chỉ nên dùng tối đa 5 loại mỹ phẩm/ngày để da không gặp tình trạng “quá tải”. Với những công đoạn chăm sóc da như đắp mặt nạ, dưỡng ẩm, bạn có thể thay thế bằng nguyên liệu thiên nhiên. Nước hoa hồng, mặt nạ cà chua, dưa leo, nghệ, mật ong,… đều giúp bạn ngăn được tình trạng mụn, giúp da chắc khỏe.

Dưa leo rất tốt cho da
Dưa leo rất tốt cho da

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa xuất hiện mụn cám ở má cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn về làn da bị mụn và biết cách phòng ngừa hợp lý. Bạn hãy cố gắng duy trì những thói quen lành mạnh để giúp bản thân luôn vui vẻ, xinh đẹp nhé. Chúc bạn có được cuộc sống hạnh phúc với làn da tươi sáng của mình.

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan