Hướng dẫn cách nặn mụn ở mũi an toàn không bị viêm da


Những nốt mụn luôn khiến chúng ta “cay nghiến” mỗi lần thấy sự hiện của chúng trên gương mặt. Dường như ai cũng muốn nặn để “đá bay” chúng ngay lập tức.

Nhưng bạn có biết rằng nặn mụn không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn và tái đi tái lại. Đặc biệt vùng mũi là nơi được đánh giá là khó nặn mụn nhất, nhưng nếu bạn làm theo hướng dẫn về cách nặn mụn ở mũi an toàn tại bài viết này thì việc loại bỏ nhân mụn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cùng Học Nghề Trị Mụn tìm hiểu về bài viết này nhé!

Hình 1 - Hướng dẫn cách nặn mụn ở mũi đúng cách
Hình 1 – Hướng dẫn cách nặn mụn ở mũi đúng cách

Cách nặn mụn ở mũi tại nhà?

Mụn ở mũi thường xuất hiện nhiều nhất là những đốm mụn đầu đen, mụn cám. Những nốt mụn này ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt khá lớn khi nó tập trung ở phần mũi, bộ phận trung tâm của gương mặt.

Chính vì thế, sự xuất hiện của những nốt mụn ở mũi khiến chúng ta khó chịu. Nhưng mũi là vị trí “tam giác vàng” trên gương mặt, nơi có nhiều dây thần kinh trung ương, nặn mụn sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Vì thế, để quá trình nặn mụn ở mũi an toàn, không gây viêm da, nặn hết cồi mụn và không để lại sẹo thâm hoặc những ảnh hưởng xấu khác trên gương mặt bạn nên thực hiện theo từng bước sau đây:

Bước 1: Làm sạch da mặt và xông hơi làm nở lỗ chân lông

Trước khi nặn mụn bạn cần tiến hành làm sạch da bằng nước tẩy trang sau đó là sữa rửa mặt  hoặc nước muối sinh lý đê tránh trường hợp da bị vi khuẩn xâm nhập vào da.

Sau đó để lỗ chân lông giãn nở để dễ dàng lấy nhân mụn, bạn chuẩn bị một nồi nước không quá nóng để xông hơi,  dùng hơi nước nóng bốc lên để làm giãn nở lỗ chân lông ở mũi.

Tiến hành áp mặt cách mặt nước 20cm, hoặc canh hơi nước vừa đủ tiếp nhận hơi ấm ấm bốc ra mà không có cảm giác rát da. Nên nhớ không áp mặt quá gần tránh làm rát da hoặc bỏng da, áp mặt quá xa sẽ khiến lỗ chân lông khó giãn nở. Thời gian xông hơi khoảng 5-10 phút không nên xông quá lâu. Sau đó dùng gạc lau sạch hơi nước bám trên mặt.

Hình 2 - Xông hơi để lỗ chân lông giãn nở giúp nặn mụn dễ hơn
Hình 2 – Xông hơi để lỗ chân lông giãn nở giúp nặn mụn dễ hơn

Bước 2: Khử trùng dụng cụ nặn mụn và tay sạch khuẩn

Bước này là bước cực kì quan trọng. Nếu không thực hiện thì quá trình nặn mụn ở mũi của bạn không đảm bảo an toàn cho da. Làn da mặt là nơi vốn nhạy cảm và mỏng manh chính vì thế nếu không được vệ sinh diệt khuẩn kĩ càng sẽ khiến nốt mụn phát triển mạnh mẽ hơn và gây tổn thương da.

Và đối với dụng cụ nặn mụn cũng vậy, bạn cần đảm bảo vấn đề dụng cụ đã được vô trùng mới tiến hành nặn mụn. Hãy vô trùng dụng cụ bằng cồn tẩy dụng cụ. Ngoài ra bạn nên lựa chọn dụng cụ nặn mụn một cách kĩ càng và phù hợp, trong quá trình nặn mụn hãy đeo găng tay y tế vào để tiến hành nặn mụn ở mũi.

Hình 3 – Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nặn mụn
Hình 3 – Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nặn mụn

Bước 3: Bắt đầu nặn mụn ở mũi

Trước khi nặn mụn, hãy dùng cồn y tế sát khuẩn vào vùng mũi rồi bắt đầu tiến hành nặn mụn.

Đối với những nốt mụn đã khô cồi và mở cồi như mụn đầu đen trên mũi, bạn nên dùng tăm bông hoặc dụng cụ nặn mụn để đè nhẹ nhàng lên hai bên nốt mụn, nó sẽ dễ dàng trồi ra ngoài.

Đối với những nốt mụn cám xung quanh khóe mũi, bạn nên dùng dụng cụ nặn mụn có đầu vòng tròn thép đẩy nhẹ nhàng theo chiều xuôi của khóe mũi, các nốt mụn cám sẽ dễ dàng trồi lên.

Sau đó dùng gạc có tẩm cồn sát khuẩn y tế để lau vào những vị trí vừa nặn mụn. Nếu da bị chảy máu trong quá trình nặn mụn thì hãy dùng bông thấm nhẹ vào vết máu để tránh cho máu chảy vào những vùng da khác, dễ gây viêm nhiễm lây lan. Và nặn sạch máu viêm còn tồn đọng cho đến da tiết nước vàng( chất dịch giúp da mau kéo màng lành lại).

Đối với mụn đầu trắng hãy dùng lưỡi trích rạch đầu mụn ra trước sau đó mới nặn hết nhân mụn ra được. Nhưng đối với lưỡi trích cần có nhiều kinh nghiệm để sử dụng nếu không dễ gây nhiễm trùng da gây nên sẹo lồi.

Kết thúc nặn mụn cũng là bước sát khuẩn để tránh vết mụn viêm nhiễm không lây lan. Hãy dùng gạc thấm cồn y tế để sát khuẩn những vùng da vừa nặn.

Hình 4 - Nặn mụn ở mũi đúng cách sẽ giúp nốt mụn mau lành
Hình 4 – Nặn mụn ở mũi đúng cách sẽ giúp nốt mụn mau lành

Bước 4: Chăm sóc da sau nặn mụn

  • Không nên rửa mặt sau khi nặn mụn, vì vết thương mụn đang hở, việc rửa mặt sẽ dễ làm vi khuẩn trong nước xâm nhập.
  • Ngoài ra bạn có thể đắp mặt nạ chống viêm, kháng khuẩn và cung cấp dưỡng chất giúp da mau phục hồi như mặt nạ hoa ngũ hoa( loại mặt nạ mà các Spa khuyên dùng sau khi nặn mụn), hoặc các loại mặt nạ tự nhiên khác như mặt nạ mật ong, yến mạch, dầu oliu, baking soda,…
  • Nên che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài, thoa kem chống nắng để da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Hãy sử dụng thuốc đặc trị mụn có thành phần retinol, salicylic acid hoặc benzoyl peroxide thoa lên da để giúp nốt mụn mau lành.
  • Cần chú trọng ăn uống, ngủ đủ giấc, sinh hoạt khoa học để vùng da mụn ở mũi nhanh chóng khỏe lại.
  • Tránh ăn uống những loại thực phẩm sau: nước tương, rau muống, các loại thịt đỏ, tôm, cua, nước dừa.
Hình 5 - Đắp mặt nạ ngũ hoa chống viêm sau khi nặn mụn sẽ giúp nốt mụn mau lành
Hình 5 – Đắp mặt nạ ngũ hoa chống viêm sau khi nặn mụn sẽ giúp nốt mụn mau lành

Những lưu ý bạn cần biết khi nặn mụn ở mũi?

Tuyệt đối không nặn mụn bằng tay: Việc nặn mụn bằng tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông tấn công các nốt mụn khiến chúng bị sưng viêm dễ gây nên tình trạng mụn mủ. Chính vì thế tuyệt đối không nặn mụn bằng tay. Hãy kiềm chế cơn tức mỗi khi thấy “sự quyến rũ” của những nốt mụn.

  • Chỉ nặn lúc nốt mụn đã già cỗi, gom còi, không chứa ổ mủ: Thời khắc mụn đã già và gom cồi sẽ giúp đẩy mụn nhanh chóng
  • Tuyệt đối không nặn mụn bọc, mụn đang viêm, mụn mủ: Đây là lưu ý quan trọng mà bạn nên biết trước khi nặn mụn.
  • Cần diệt khuẩn dụng cụ nặn mụn và vệ sinh bàn tay thật sạch
  • Nên nặn mụn vào buổi tối vì thời điểm này làn da đang được thả lỏng và không bị tác động của các yếu tố môi trường.

Nên nặn mụn ở mũi tại Spa?

Mặc dù, cách nặn mụn ở mũi nêu trên chúng tôi đã hướng dẫn từng bước và lưu ý kĩ càng về vấn đề nặn mụn nhưng chỉ áp dụng đối với những loại mụn đã già, gom cồi và đã mở miệng cồi nên rất dễ lấy.

Nhưng đối với những nốt mụn cứng đầu và nguy hiểm như mụn bọc, mụn mủ, mụn đinh râu, mụn thịt, mụn đầu trắng nếu không biết kĩ thuật nặn đúng cách thì nguy cơ mụn lây lan và tái đi tái lại là vô cùng cao.

Ngoài ra, việc nặn mụn tại nhà không đảm bảo điều kiện vô trùng và các kĩ thuật nặn mụn của bạn không đủ chuyên môn rất dễ bị sai sót khi nặn dẫn đến viêm da và để lại cho da thâm mụn, sẹo lồi, sẹo rỗ.

Hình 6 - Nên đến các cơ sở Spa có uy tín để mụn an toàn hơn
Hình 6 – Nên đến các cơ sở Spa có uy tín để mụn an toàn hơn

Đặc biệt, vùng mũi nằm ở vùng tam giác vàng được đánh giá là vị trí nguy hiểm nếu nặn mụn không đúng kĩ thuật rất dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh trung ương.

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho bạn và nốt mụn cũng được lấy ra dễ dàng trong điều kiện an toàn bạn nên đến các trung tâm bệnh viện da liễu, cơ sở spa làm đẹp uy tín, nơi có bác sĩ chuyên khoa da liễu, kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm để lấy nhân mụn an toàn.

Gợi ý các địa điểm Spa điều trị mụn uy tín và nặn mụn an toàn theo chuẩn Bộ Y Tế: Seoul Spa, O2 Skin,…

Trên đây là cách nặn mụn ở mũi an toàn sẽ giúp bạn lấy đi nhân mụn đã già. Nhưng nếu mũi của bạn đang gặp phải các vấn đề mụn nặng như kể trên hãy đến các cơ sở spa có tiếng trong trị mụn mà chúng tôi đã gợi ý để được nặn mụn trong điều kiện an toàn hơn.

Nên nhớ đừng chủ quan nặn những loại mụn này sẽ khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích!

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan