Mụn cám ở cằm: Nguyên nhân gây ra và cách đặc trị


Mụn cám tuy không gây đau, sưng tấy và tổn thương nặng như mụn bọc, mủ, viêm nhưng lạ rất khó điều trị và dễ tái phát. Mụn cám ở cằm khiến làn da sần sùi, thô ráp, mất thẩm mỹ.

Vậy mụn cám ở cằm là gì, nguyên nhân hình thành do đâu, cách trị ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Mụn cám ở cằm là gì?

Mụn cám ở cằm là một dạng mụn cằm còn gọi là mụn đầu trắng biểu hiện dưới dạng những nốt nhỏ li ti ở trên da mặt tập trung nhiều tại vùng cằm, mũi hay xung quanh miệng. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết tích tụ chính là nguồn gốc hình thành mụn cám.

Mụn cám là thể nhẹ của mụn trứng cá và là khởi nguồn của những thể mụn nặng khác như mụn viêm, mụn đỏ., mụn bọc,… Mụn cám sẽ khiến cho da mặt bị sạm màu, sần sùi, mất đi sự mịn màng.

Mụn cám là vấn đề rất khó loại bỏ mà lại dễ tái phát
Mụn cám là vấn đề rất khó loại bỏ mà lại dễ tái phát

Nguyên nhân gây nên mụn cám ở cằm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mụn cám ở cằm như:

1.     Rối loạn nội tiết

Sự thay đổi của nội tiết tố khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Lúc này da không kịp xử lý gây nên tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó hình thành các nốt li ti dày đặc cánh mũi, cằm, trán chính là mụn cám.

2.     Chưa vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn

Làm sạch da là bước cực kỳ quan trọng giúp việc dưỡng da phát huy tác dụng. Đặc biệt là một số bạn nữ thường xuyên trang điểm nhưng lại không tẩy trang hoặc tẩy trang chưa kỹ, khiến mỹ phẩm lưu lại trên da làm lỗ chân lông bị bít tắc. Đây là điều kiện thuận lợi để mụn cám xuất hiện.

Không tẩy trang da kỹ lớp trang điểm là nguyên nhân hàng đầu gây mụn cám
Không tẩy trang da kỹ lớp trang điểm là nguyên nhân hàng đầu gây mụn cám

3.     Vi khuẩn tồn đọng trên da

Trong không khí, trên tay đều có thể tồn tại vi khuẩn. Do vậy thói quen

Vi khuẩn luôn xuất hiện trong không khí, trên tay, thậm chí trên da mặt. Do đó, sờ tay lên mặt, cho tay lên nặn mụn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp xúc với da nhiều hơn. Chúng kích thích bã nhờn hoạt động khiến lỗ chân lông bít tắc gây mụn cám xuất hiện.

4.     Môi trường làm việc

Nếu da thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa nhiều bụi bẩn hoặc ánh nắng cũng là nguyên nhân gây mụn cám ở cằm. Do đó những ai làm việc gần khu công nghiệp hoặc nơi đông đúc xe cộ sẽ dễ bị mụn cám ghé thăm.

5.     Mỹ phẩm kém chất lượng

Có thể kể đến những loại kem trộn, mỹ phẩm chứa nhiều chất lột tẩy, bào mòn khiến da mỏng đi. Khi da bị giảm đề kháng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và nổi mụn chi chít.

6.     Di truyền

Theo các chuyên gia da liễu, 50% những người bị mụn cám là do yếu tố di truyền. Ví dụ trong gia đình có bà hoặc mẹ bị mụn thì con gái cũng có khả năng bị mụn cám cao.

7.     Chế độ ăn uống

Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ khiến da bạn bị xấu đi, nổi mụn nhiều. Ngoài ra, nếu nạp quá nhiều chất béo, đồ dầu mỡ, cay nóng cũng khiến cơ thể khó chuyển hóa. Từ đó kích thích da tiết nhiều bã nhờn và hình thành mụn cám ở vùng mũi, trán và cằm.

Hướng dẫn trị mụn cám ở cằm từ thiên nhiên

1.     Trị mụn cám ở cằm bằng mật ong và bột yến mạch

Theo các nghiên cứu khoa học, bột yến mạch có công dụng loại bỏ các tế bào chết, bã nhờn trên da. Còn mật ong thì giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, cấp ẩm và hỗ trợ lành thương nhanh chóng. Kết hợp mật ong và yến mạch sẽ là bí quyết trị mụn cám siêu hiệu quả.

Thực hiện:

  • Trộn mật ong, bột yến mạch và nước cốt chanh tươi lần lượt theo tỉ lệ 2:1:0,5 để chúng hòa quyện với nhau.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng mụn cám ở cằm
  • Giữ hỗn hợp trên mặt 15-20 phút, đến khi se lại thì rửa mặt sạch với nước ấm
  • Sau đó rửa lại bằng nước lạnh cho se khít lỗ chân lông
Khi đắp mặt nạ, bạn nên kết hợp massage để loại bỏ mụn cám
Khi đắp mặt nạ, bạn nên kết hợp massage để loại bỏ mụn cám

2.     Loại bỏ mụn cám ở cằm nhờ lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà vừa là chất keo kết dính giúp loại bỏ sạch phần cồi mụn phía dưới, vừa cung cấp vitamin B, protein giúp làm sáng da. Đồng thời ngăn ngừa lão hóa rất tốt.

Thực hiện:

  • Tách trứng gà giữ lại phần lòng trắng
  • Nhỏ thêm một vài giọt nước cốt chanh rồi đánh tơi hỗn hợp lên
  • Bi hỗn hợp lên da trực tiếp hoặc dùng mặt nạ giấy để thấm hỗn hợp và đắp lên mặt
  • Chờ khoảng 20 phút cho lớp mặt nạ sẽ khô
  • Tiếp theo bạn nhẹ nhàng loại bỏ lớp mặt nạ, mụn li ti sẽ bám theo và đi ra ngoài
  • Cuối cùng, chỉ cần rửa sạch mặt với nước
Với cách này bạn nên kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để mụn cám rời xa
Với cách này bạn nên kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để mụn cám rời xa

3.     Chữa mụn cám ở cằm bằng cách xông hơi

Loại bỏ mụn cám ở cằm bằng phương pháp xông hơi từ những nguyên liệu như sả và chanh là cách được nhiều Beauty Bloggers áp dụng. Vì khi xông mặt, các lỗ chân lông sẽ giãn nở và đẩy cồi nhân mụn lên trên bề mặt da. Sau đó, chúng ta dùng miếng dán lột mụn hoặc mặt nạ lòng trắng trứng để loại sạch những mụn cám trên cằm là được.

Thực hiện:

  • Bỏ sả tươi và vài lát chanh vào nồi, thêm nửa lít nước nấu sôi
  • Đổ nước ra một cái tô sạch và để khoảng 1 phút cho nguội bớt
  • Trùm khăn phủ kín qua đầu và cả tô nước sả chanh, sau đó cúi xuống chậu nước để xông mặt đến khi nước nguội
  • Thấm khô mặt
  • Dán miếng lột mụn hoặc đắp lòng trắng trứng lên vùng da mặt sần sùi, giữ trong 10 phút rồi lột bỏ.

Cuối cùng bạn hãy rửa mặt với nước và tiếp tục skincare như bình thường.

Như vậy qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề mụn cám ở cằm. Để ngăn ngừa mụn cám hình thành bạn hãy chăm sóc da đúng cách, luôn giữ cho da sạch sẽ và chọn mỹ phẩm chất lượng phù hợp với loại da của mình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan