Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây mụn ở các vùng trên mặt


Mụn có nhiều nguyên nhân, mụn có thể mọc ở các nơi trên cơ thể, nhưng nơi mà mụn “tung hoành” nhiều nhất vẫn là ở mặt. Nhưng bạn biết không, mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau, và nguyên nhân gây mụn ở các vùng trên mặt cũng rất khác nhau đó nhé.

Hãy cùng Học Nghề Trị Mụn tìm hiểu về nguyên nhân gây mụn ở các vùng trên mặt này và những cảnh báo về sức khỏe liên quan đến vị trí mọc mụn mà bạn cần lưu ý nhé.

Những vị trí mọc mụn trên mặt

Thực chất, mụn có thể mọc ở bất cứ khu vực nào trên khuôn mặt.

Ví dụ như: trán, má, vùng chữ T, hai bên cánh mũi, chóp mũi, miệng cằm, hai bên thái dương….

Tất tần tật những vị trí mà da có thể tiếp xúc với bụi bẩn, không khí, vi khuẩn thì đều có thể bị mụn.

Tuy nhiên, bạn có biết, mỗi vị trí mọc mụn đều có sự liên kết với các cơ quan nội tạng trong cơ thể? Và nguyên nhân gây mụn ở từng vùng vừa có thể do nguyên nhân khách quan ở bên ngoài tác động nhưng cũng có thể là do những yếu tố bên trong cơ thể mà hình thành?

Bản đồ mụn trên khuôn mặt
Bản đồ mụn trên khuôn mặt

Trong bài viết này, chúng mình sẽ “đào sâu”, giải đáp hết cho các bạn những thông tin về các vùng mọc mụn trên mặt, cũng như nguyên nhân và những cảnh báo liên quan đến sức khỏe nhé.

Mụn đỏ và trắng ở vùng chữ T – do bụi bẩn và ô nhiễm môi trường

Các loại hạt vật chất và các hạt chất lỏng lơ lửng trong không khí, xâm nhập vào da, sau đó lưu lại trên lỗ chân lông là nguyên nhân chính gây ra mụn đỏ ở vùng chữ T.

Ozone mặt đất, chất độc hại, phản ứng hóa học với các loại dầu tự nhiên trên da, khiến da thay đổi cấu trúc dầu, từ đó hình thành nên mụn đầu trắng trên da.

Hãy dùng sữa rửa mặt có chứa 2 phần trăm axit salicylic hoặc có chức năng làm sáng da. Bạn có thể dùng bàn chải để làm sạch loại chất bẩn từ môi trường.

Mụn vùng chữ T có thể do môi trường và khí hậu
Mụn vùng chữ T có thể do môi trường và khí hậu

Ngoài ra, khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra mụn ở khu vực này. Những vùng khí hậu oi bức càng thúc đẩy việc sản xuất dầu, khiến vi khuẩn P. acnes được dịp sinh sôi. Da dễ bị mất nước. Các tế bào bị khô lại và bám trên da, khiến mụn đầu trắng nhỏ hình thành.

Mụn xung quanh chân tóc – Do mồ hôi

Luyện tập thể dục thể thao nhiều sẽ khiến cơ thể tiết mồ hôi liên tục. Dùng khăn lau hay dùng tay quẹt đều có thể đưa vi khuẩn lên da, khiến mụn nổi lên.

Hãy nhớ thay quần áo tập thể dục và tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi tập luyện để loại bỏ vi khuẩn khỏi da.

Đồng thời tẩy tế bào chết thường xuyên với alpha và beta hydroxy acid để giữ lỗ chân lông luôn sạch, thử sữa rửa mặt tẩy tế bào chết. Nếu bạn dùng mỹ phẩm có mác noncomedogenic, chúng vẫn không gây tác động xấu gì cả khi đang luyện tập.

Mụn trên trán – lời cảnh báo cho các vấn đề về gan

Vùng trán lấm tấm mụn cho thấy bạn đang có các vấn đề về tiêu hóa, gan cũng như chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ.

Nguyên nhân chính có thể kể đến là do căng thẳng, stress… vì khi đó, cơ thể  tiết ra chất cortisol làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, và mụn dễ dàng “nổi dậy”.

Mụn trên trán do căng thẳng, stress
Mụn trên trán do căng thẳng, stress

Giải pháp cho tình trạng này đó chính là việc bạn cần cân bằng cuộc sống, luôn nghĩ tích cực, sống vui vẻ, lạc quan, dành thời gian để xả xtress, vui chơi với bạn bè và người thân.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để điều chỉnh lượng dầu tiết ra.

Mụn ở thái dương – ảnh hưởng từ việc túi mật hoat động không ổn định

Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, túi mật hoạt động quá sức còn làm cho tóc nhanh bạc, dễ bị đau bụng khi ăn đồ béo

Mụn ở 2 bên trán còn có thể do việc đội mũ, chăn, gối… không được giặt sạch sẽ. Từ đó tạo điều kiện cho mồ hôi và vi khuẩn sinh sôi gây mụn nữa đó.

Mụn vùng má – do bụi bẩn, và cũng có thể do bệnh lý

Xét trên khuôn mặt, má là vùng có diện tích tiếp xúc lớn nhất, khi make up cũng phải phủ một lớp phấn dày lên má, khi đi đường, má cũng dễ tiếp xúc với bụi bẩn, chưa kể, nhiều người trong chúng ta có thói quen đưa tay lên má khiến đây là khu vực dễ tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn dẫn đến tình trạng mụn.

 

Mụn ở má là loại mụn do nhiều nguyên nhân gây ra
Mụn ở má là loại mụn do nhiều nguyên nhân gây ra

Nhưng nếu xét theo nguyên nhân bệnh lý, theo Đông y, có sự khác biệt giữa má trái và má phải.

  • Mụn ở má trái: có thể báo hiệu chức năng gan mật không tốt. Bởi theo định nghĩa trong đông y thì má trái được kết nối với gan.Nói theo cách dân gian thì bạn đang “nóng trong người”. Vì vậy, cần “làm mát” cơ thể với những thực phẩm có tính hàn như bí đao, dưa chuột, khổ qua…  Tránh uống rượu bia.
  • Mụn ở má phải: Má phải thì được cho là có liên hệ trực tiếp với phổi. Do đó, bạn nên tập thể dục, yoga, aerobic buổi sáng sớm để tăng cường lưu thông, trao đổi khí ở phổi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng khiến cho má phải nổi nhiều mụn. Do đó, hãy chú ý tránh xa những món ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh… bạn nhé.

Mụn ở mũi – nguyên nhân từ những ảnh hưởng của dạ dày và tim mạch

Mũi là khu vực dễ gặp phải những đốm đen li ti, mụn cám và cả những ổ mụn nhọt sưng đỏ. Đây là vị trí liên kết mật thiết với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn.

Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang không ổn.

Vì thế bạn cần phải hết sức để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe.

Mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang không ổn.
Mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang không ổn.

Mụn mọc dưới cằm – Nguyên nhân từ rối loạn tiết tố hay các vấn đề về thận

Tình trạng này có thể xuất phát từ chứng rối loạn hormone hay căng thẳng quá mức.

Hoặc cũng có thể do buồng trứng, tử cung… có vấn đề. Nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do thay đổi nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề nên hãy yên tâm nhé.

Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm cũng là một nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn ở vùng này. Nếu phát hiện bản thân có thói quen xấu này, hãy bỏ ngay đi nhé.

Mụn ở cằm có thể xuất phát từ chứng rối loạn hormone hay căng thẳng quá mức
Mụn ở cằm có thể xuất phát từ chứng rối loạn hormone hay căng thẳng quá mức

Mụn mọc xung quanh miệng – nguyên nhân từ chế độ ăn uống không lành mạnh

Khu vực xung quanh miệng là nơi có liên quan mật thiết đến các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan.

Do đó, bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm cay, hay đồ chiên ngập dầu. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây và rau cũng là một giải pháp hữu hiệu đấy nhé.

Mụn ở môi – nóng trong và chức năng gan suy yếu

Môi là vùng rất ít khi bị nổi mụn, tuy nhiên nếu gặp phải thì đầu tiên, bạn cần giữ vệ sinh vùng môi luôn sạch sẽ, sau đó áp dụng các biện pháp như: thanh lọc cơ thể, cắt giảm lượng đường, dầu mỡ, các loại thực phẩm có tính axit (thịt, sữa, rượu, cà phê, đường).

Nguyên nhân khiến cho mụn mọc ở môi có thể là do nóng trong, các chức năng gan suy yếu, và sức đề kháng bị giảm sút là nguyên nhân gây lên tình trạng mụn trên môi.

LỜI KẾT

Có thể bạn không biết, chính những vị trí của các nốt mụn trên mặt là lời “cầu cứu” của các cơ quan bên trong cơ thể khi đang mắc bệnh, vì vậy, chúng mình hi vọng với những thông tin góp nhặt được để tìm hiểu về nguyên nhân gây mụn ở các vùng trên mặt sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về tình trạng mụn của mình.

Biết được nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên khuôn mặt là cơ sở để bạn xác định phương pháp chăm sóc da và điều trị mụn thích hợp. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ góp phần giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, khỏe mạnh!

 

 

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan