Mụn là một loại khuyết điểm phổ biến nhất và đáng ghét nhất, vì mụn vừa gây mất thẩm mỹ, vừa gây đau nhức khó chịu, mụn thì có nhiều loại, mà không phải loại nào cũng có thể dùng chung 1 cách trị mụn, trong đó, đáng ghét nhất chắc phải kể đến mụn bọc, nhưng bạn có bao giờ nghe đến loại mụn bọc ẩn dưới da không? Và có cách nặn mụn bọc ẩn dưới da nào mà không để lại sẹo hay không?
Để tìm hiểu vấn đề này, hãy cùng Học Nghề Trị Mụn tham khảo những ý kiến từ chuyên gia qua bài viết dưới đây nhé.
Mụn bọc ẩn dưới da là gì?
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về mụn bọc ẩn dưới da trước khi tìm hiểu về cách nặn mụn nhé.
Mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá, có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường, thường gây ra những nốt sưng đỏ, gây đau nhức cực kỳ khó chịu, đặc biệt nó còn rất mất thẩm mỹ nữa. Những nốt mụn đỏ, sưng to, sau đó còn chứa đầy mủ trắng, nếu không có cách điều trị đúng cách thì loại mụn này sẽ dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, hậu quả là để lại sẹo lõm rất khó chịu.
Vậy còn mụn bọc ẩn dưới da thì sao?
Nó cũng là một thể của mụn ẩn, tức là ẩn dưới da, nhưng nó không như các loại mụn khác, mụn bọc ẩn dưới da là những nốt mụn nằm sâu dưới bề mặt của làn da, khi ta sờ vào da thì có cảm giác sần sùi, thô ráp nhưng lại không gây đau. Chúng không mọc riêng lẻ mà phát triển thành từng cụm và rất dễ lây lan ra các vùng da xung quanh.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc ở mặt
Mụn bọc hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là vì da mặt của bạn không được vệ sinh đúng cách. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức do bị kích thích dẫn đến tích tụ trong các nang lông khiến mụn hình thành. Ngoài ra, mụn trứng cá và mụn ẩn không được điều trị đúng cách cũng có thể phát triển thành mụn bọc, gây đau nhức và sưng tấy.
Trước khi bạn muốn biết được có nên nặn mụn bọc không, bạn cần tìm hiểu lý do chính xác khiến chúng hình thành trên da mặt. Bởi nếu không xác định được nguyên nhân, bạn có thế tính toán nhầm mụn đã chín hay chưa, đồng thời không có biện pháp làm sạch nhân đúng đắn. Chẳng hạn, mụn bọc hình thành còn do ngủ không đúng giờ, da không thể tái tạo đúng cách và trở nên “yếu ớt”.
Ngoài các lý do kể trên, ở một số người, mụn bọc hình thành là do chế độ ăn uống không hợp lý. Việc nạp quá nhiều đồ ăn cay nóng cũng như nước ngọt có gas cũng có thể khiến mụn bọc xuất hiện. Vì thế, song song với việc điều trị, bạn cần loại bỏ hoàn toàn các loại đồ ăn, thức uống có hại này ra khỏi bữa cơm hàng ngày.
Có nên nặn mụn bọc tại nhà không?
Việc nặn mụn tại nhà không còn xa lạ với bất kỳ ai bị vấn đề về da này, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Bạn chỉ có thể cải thiện được làn da của mình khi tiến hành lấy nhân mụn chính xác theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu. Đa số mọi người có thói quen nặn mụn mọi lúc mọi nơi thay vì có sự chuẩn bị kỹ càng.
Vậy có nên nặn mụn bọc tại nhà hay không và làm thế nào để mụn không tái phát? Câu trả lời được các bác sĩ đưa ra là chỉ nên thực hiện việc lấy nhân khi nó đã khô, mụn đủ chín và da bọc ngoài trở thành màu trắng đục hoặc trắng trong. Vết mụn trên mặt bạn chỉ nên được làm sạch khi không còn sưng tấy và đỏ rát, sờ vào cảm thấy mềm đầu và có cảm giác đau nhức.
Nặn mụn bọc cần lưu ý điều gì?
Mặc dù việc nặn mụn bọc không quá khó nhưng đòi hỏi phải có những biện pháp chuẩn bị, thực hiện và chăm sóc chính xác. Bạn không nên nặn mụn bọc tự phát theo thói quen mà cần đúng lúc, tại nơi sạch sẽ. Hơn nữa, mụn hoàn toàn có thể tái phát nếu bạn không có biện pháp bảo vệ hợp lý, khiến quá trình tái tạo gián đoạn. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và ngăn chặn việc này.
Trường hợp nào không nên nặn mụn bọc?
Việc nặn mụn lúc nào và nặn ở vị trí nào rất quan trọng, vì nếu không thực hiện đúng có thể dẫn đến thâm da và hình thành sẹo. Theo khuyến cáo của chuyên da da liễu, bạn không nên tự nặn mụn bọc tại nhà khi vùng da nơi có mụn trở thành ổ viêm. Nghĩa là có nhiều nốt mụn xuất hiện cùng nhau và cùng trắng đầu, sưng tấy gây đau rát khó chịu. Trường hợp này cần có sự can thiệp từ các chuyên gia.
Việc cân nhắc có nên nặn mụn bọc tại nhà phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mụn như có mủ chưa, lượng mủ ra sao. Bởi những nốt mụn to có mủ thường rất hôi, khi vỡ sẽ lây lan vi khuẩn sang vùng da xung quanh khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Thông thường, với loại này, bạn cần thoa kem để mụn khô cồi trước, sau đó mới có thể tiến hành loại bỏ nó khỏi da mặt.
Những việc cần làm sau khi nặn mụn bọc
Sau khi nặn sạch mụn bọc khỏi da, bạn cần có biện pháp chăm sóc kĩ lưỡng để hạn chế việc tái phát. Đầu tiên, sau khi lấy nhân, bạn hãy nặn hết phần máu có màu đỏ thẫm sót lại dưới nốt mụn để tránh tình trạng thâm. Sau đó, bạn lau sạch phần da mới nặn bằng khăn giấy. Để da nghỉ khoảng 1 -2 phút rồi bạn tiến hành lau lại mặt bằng nước muối sinh lý, sử dụng bông trang điểm để thực hiện.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy nhân mụn, bạn tuyệt đối không được make up hay sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da. Thay vào đó, bạn hãy bôi thuốc mỡ để làm dịu các tế bào, kích thích chữa lành tổn thương. Đến ngày tiếp theo, khi có việc cần ra ngoài, bạn hãy bịt mặt thật kín và sử dụng thêm kem chống nắng. Về đến nhà, bạn cần tẩy trang sạch sẽ bằng dung dịch dịu nhẹ, chiết xuất từ tự nhiên.
Nguyên tắc thực hiện nặn mụn bọc tại nhà
Trước khi đi vào tìm hiểu cách nặn mụn bọc đúng chuẩn, bạn cần tham khảo các nguyên tắc được bác sĩ khuyến cáo. Loại bỏ nhân mụn cũng là một trong những biện pháp làm đẹp, nhưng nó chỉ hiệu quả khi bạn tuân thủ đúng quy trình, Bên cạnh đó, việc ghi nhớ các nguyên tắc còn giúp bạn tránh được nhiều hệ quả không mong muốn. Những thông tin bạn cần biết gồm:
Nhận thức rủi ro trước khi nặn mụn
Nhiều người thường vì nhìn thấy mụn khiến bản thân khó chịu mà tiến hành nặn không kiểm soát. Chính điều này sẽ gây nên vấn đề về da như nhiễm khuẩn, tái phát mụn, da tổn thương, bị thâm,… Nguyên nhân vì bạn thực hiện sai cách nặn mụn bọc do không nhận thức được rủi ro trước khi thực hiện. Bạn cần nhớ rằng, việc cạy đi phần nhân sẽ khiến các vi khuẩn có hại trên tay xâm nhập vào da.
Nếu hiểu rõ được rủi ro mình có thể gặp phải, bạn sẽ tránh được thói quen sờ tay lên mặt bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ được sự mịn màng của da, không khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng. Vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập và tích tụ trong lỗ chân lông, hạn chế hình thành nhân mụn “đáng ghét”.
Chỉ nặn khi mụn đã chín
Khi mụn chín, phần đầu của nó sẽ cứng lại, sờ vào da thấy sần sùi và cảm nhận được phần nhân bị đẩy lên. Bạn cũng có thể nhìn rõ nốt mụn hơn vì da bọc nhân trở nên trong, từ đó xác định được đầu ngòi và tiến hành cách nặn mụn bọc đúng đắn. Bạn có thể kiểm tra chắc chắn hơn bằng cách ấn nhẹ ngón tay vào vùng da này và cảm nhận, nếu không đau nhức thì có nghĩa là đã đến thời điểm.
Làm sạch da và tay trước khi nặn mụn
Để đảm bảo mụn không tái phát và da của bạn không bị tổn thương, bạn hãy vệ sinh tay và mặt trước khi nặn. Với đôi tay, bạn cần rửa kỹ càng với sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại, đặc biệt là phần móng. Với da mụn, bạn hãy làm sạch với sữa rửa mặt và nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm để lỗ chân lông giãn nở.
Để tăng hiệu quả khi thực hiện nặn mụn và giảm cảm giác đau nhức khi tác động lên da, bạn có thể đắp ấm mặt. Bạn hãy nhúng một chiếc khăn mỏng, sạch vào nước nóng rồi vắt khô, sau đó đặt lên da trong khoảng 3- 5 phút. Việc này còn giúp bạn thư giãn hiệu quả, trở nên dễ chịu hơn trước khi nặn. Từ đó, việc loại bỏ mụn bọc cũng diễn ra một cách suôn sẻ, dễ dàng hơn.
Quy trình thực hiện cách nặn mụn bọc đúng đắn
Sau khi đã tuân thủ tất cả các nguyên tắc và thực hiện tốt việc chuẩn bị, bạn hãy bắt tay vào việc nặn mụn. Bạn có thể trực tiếp dùng tay hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ. Nếu dùng kim hay cây nặn mụn, bạn cũng cần làm sạch chúng tương tự với tay để đảm bảo không nhiễm trùng. Khi đã sẵn sàng, bạn hãy tiến hành loại bỏ nhân mụn theo trình tự sau đây.
Lấy nhân mụn bọc
Bạn dùng kim nhỏ, cây nặn đâm nhẹ vào đầu mụn để tạo lỗ đẩy nhân ra ngoài rồi ấn nhẹ xung quanh vùng da có mụn. Sau đó, bạn hãy chọn vị trí gần nhất với đầu mụn và ấn mạnh. Thực hiện khoảng 2 -3 lần sẽ thấy nhân trồi lên, bạn tiếp tục ấn xung quanh đến khi nhân được đẩy lên cao thì gạt lấy nó. Tiếp theo, bạn hãy ấn tiếp lên để loại bỏ hoàn toàn chân mụn còn sót lại trong lỗ chân lông.
Loại bỏ máu độc gây thâm
Thông thường, khi mụn bị loại bỏ, các mô liên kết sẽ bị tổn thương và có máu xuất hiện, đây được gọi là “máu độc”, màu đỏ thẫm. Bạn cần tiếp tục ấn nhẹ xung quanh vùng da vừa nặn để loại bỏ cả phần máu này. Đây là bước cực kỳ quan trọng khi thực hiện cách nặn mụn bọc chính xác. Bởi máu gây nên tình trạng thâm da sau khi loại bỏ mụn, khiến bạn kém tươi tắn và hồng hào.
Kết thúc việc nặn mụn, bạn hãy dùng khăn giấy sạch lau lại vùng da vừa thực hiện việc này một cách nhẹ nhàng và tỉ mỉ. Để hạn chế việc nhiễm trùng, bạn hãy nghỉ khoảng 1 -2 phút rồi dùng bông tẩy trang nhúng nước muối sinh lý thoa lên mặt. Bạn tuyệt đối không được sử dụng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn và hạn chế áp mỹ phẩm lên da trong vòng 24h sau khi loại bỏ nhân.
Cách nặn mụn bọc ẩn dưới da
Việc để những nốt mụn bọc to đùng mọc trên da là điều mà không ai mong muốn, thế nên, nếu phát hiện có mụn bọc ẩn dưới da thì hẳn ai cũng muốn nhanh nhanh chóng chóng nặn ngay cái nốt mụn bọc đáng ghét ấy đi, nhưng mụn bọc ẩn dưới da có thật sự nặn được hay không?
Chúng ta đều biết, để nặn được sạch các nốt mụn, kể cả mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn bọc…thì nguyên tắc đó chính là lấy sạch nhân mụn để nốt mụn không còn cơ hội tái phát nữa.
Nếu mụn ẩn dưới da và bạn đang tìm cách nặn mụn bọc ẩn dưới da thì chúng mình khuyên bạn nên cân nhắc nhé, vì khi mụn ẩn dưới da thì rất khó có thể lấy được nhân mụn, để làm được điều đó, bạn cần phải có thao tác làm tổn thương làn da khá là nghiêm trọng thì mới có thể lấy hết nhân mụn, điều này sẽ càng làm tình trạng da tồi tệ hơn vì bị tổn thương đó.
Chính vì vậy, thay vì tìm cách nặn mụn bọc ẩn dưới da, tại sao bạn không tìm cách trị mụn bọc ẩn dưới da mà không có những tác động trực tiếp làm tổn thương da như những cách dưới đây.
Xông hơi bằng nước trà xanh
Xông mặt trị mụn ẩn là cách tốt nhất để điều trị mụn ẩn dưới da, vì nó sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, tạo điều kiện để bạn lấy đi nhân mụn một cách dễ dàng.
Để thực hiện cách này, bạn làm như sau: Dùng lá trà xanh đun sôi với nước. Rửa mặt sạch, khi thấy nước sôi thì xông mặt với hơi nước bốc lên trong 15 phút, lỗ chân lông sẽ nở ra, các chất bẩn thoát ra ngoài dễ dàng, nhân mụn dưới da cũng trồi lên giúp bạn lấy đi dễ dàng. Lưu ý rửa tay và dụng cụ sạch sẽ khi lấy nhân mụn nhé.
Sau khi xông hơi và lấy nhân mụn xong, bạn rửa mặt lại với nước ấm rồi thoa nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông. Thực hiện xông hơi từ 1-2 lần/ tuần loại bỏ tạp chất cặn bã, làn da thông thoáng và ngăn ngừa hình thành mụn ẩn hiệu quả.
Trị mụn bọc ẩn dưới da bằng thuốc nhỏ mắt
Đây là cách nặn mụn bọc ẩn dưới da mà rất ít người biết tới. Ngoài tác dụng làm đôi mắt hết ngứa, đỏ, thì thuốc nhỏ mắt còn chứa các thành phần chống viêm, làm lành vết thương, trị mụn cho da rất tốt, vì thế, hãy thử dùng thuốc nhỏ mắt để loại bỏ đi những nốt mụn bọc ẩn dưới da nhé.
Để thực hiện, đầu tiên bạn phải có bước làm sạch da mặt (chọn loại sữa rửa mặt có tính kiềm ít, phù hợp với da mụn), sau đó làm khô da mặt.
Tiếp theo, chấm vào nốt mụn bọc dưới da 1 lớp thuốc nhỏ mắt mỏng, thực hiện thường xuyên và chỉ cần 2-3 ngày sau, bạn sẽ thấy các nốt mụn bọc to xẹp lại.
Cách nặn mụn bọc ẩn dưới da không gây tổn thương với mật ong và bột quế
Cả mật ong và quế đều có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt.
Cách làm hỗn hợp để nặn mụn bọc ẩn dưới da cũng rất đơn giản. Chỉ cần trộn đều 1 muỗng bột quế, 1 muỗng mật ong với nhau rồi chấm lên những nốt mụn ẩn, để trong 60 phút sẽ thấy nhân mụn được đẩy lên, lấy đi dễ dàng mà không cần phải cạy nặn.
Lưu ý, mật ong và quế có tính cay nóng, bạn không nên thoa khắp mặt hoặc lưu lại trên da quá lâu, tránh cho da bị dị ứng. Nên thực hiện 1-2 lần/ tuần để đạt kết quả cao trong việc điều trị mụn ẩn, mụn bọc và vết thâm.
Trên đây là những thông tin cần thiết cũng như những giải đáp cho thắc mắc về cách nặn mụn bọc ẩn dưới da an toàn, không để lại sẹo. Chúng mình hi vọng rằng, với những thông tin trên thì bạn sẽ có được lựa chọn chính xác để giải quyết ngay tình trạng mụn của mình.
Bình luận